Vùng đất Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên) là nơi duy nhất của Nghệ An có rươi sinh trưởng. Mùa rươi trong năm cũng rất ngắn, vào dịp tháng 10 âm lịch (cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch) nhưng không phải ngày nào cũng có rươi để vớt.
Những ngày này, bà con nông dân vùng hạ lưu sông Lam huyện Hưng Nguyên đang tất bật đắp bờ, kéo tướt trên ruộng, chuẩn bị cho một mùa rươi mới.
Mỗi năm cứ vào dịp cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, người dân xã Châu Nhân lại mang lưới, cọc tre ra ruộng giăng kín khắp các cánh đồng ven sông Lam để chờ rươi, tạo nên những hình ảnh khá độc đáo. Những dải lưới được kéo trên ruộng tạo thành những vệt bùn dài nên người dân địa phương thường gọi kéo lưới là kéo tướt. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con xã Châu Nhân, ngày trước, khi rươi còn rẻ, mùa rươi nổi cả xóm thắp đèn đi vớt rươi tự do trên ruộng. Từ ngày rươi thành đặc sản, giá cả đắt đỏ 400.000 - 500.000 đồng/kg, nhà ai có ruộng rươi đều mua lưới về khoanh, rươi ruộng nhà nào nhà đó bắt. Trước khi vào vụ rươi, bà con thường đưa lưới cũ ra kiểm tra, vá lại những chỗ bị hỏng. Nhiều nhà phải đi xin hoặc mua tre về làm cọc để giăng lưới. Ảnh: Huy Thư
Khi lưới cũ bị hỏng, các hộ dân phải mua thêm lưới mới để bù vào. Mỗi cuộn lưới trước khi chở ra đồng thường được gắn thêm những cọc tre cao hơn chiều rộng của lưới chừng 0,3 - 0,4m, một đầu vót nhọn, để găm xuống ruộng, nhằm giữ lưới. Ảnh: Huy Thư
Phần lớn ruộng rươi ven sông Lam đều thấp, lúc nước thủy triều dâng thường ngập hết bờ, do đó bà con phải mua lưới cao tầm 1,2m trở lên để giăng quanh bờ. Mỗi thửa ruộng rươi đều trừ lại 1 cửa trộ, hay cửa cống để đặt trủ hứng rươi. Nhiều khi người dân phải đào cống thoát nước qua đường. Ảnh: Huy Thư
Anh Võ Văn Quế ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Trước khi lũ về, nhà anh đã cày bừa kỹ ruộng rươi. Thửa ruộng nào lắm "mà rươi", tức là những cái lỗ nhỏ như đầu đũa ở trên mặt ruộng, thì ruộng đó nhiều rươi. Ruộng càng nhiều "mà" thì càng trúng rươi. Năm nay, sau lũ lụt, nhiều chân ruộng thâm thùng dày đặc những "mà rươi". Ảnh: Huy Thư
Ở những chân ruộng đã khô cạn, việc đóng cọc, giăng lưới khá "sạch sẽ", nhưng khó khăn trong việc lấp chân lưới. Quanh bờ ruộng, cứ 1,5 - 2m, người dân lại đóng 1 cọc giữ lưới. Anh Cao Văn Nam ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Nhà anh làm 3 sào ruộng rươi, phải dùng khoảng 40 kg lưới để giăng. Do lưới năm ngoái bị hư nhiều nên năm nay anh mua hẳn 1 cuộn lưới vài chục kg, cần đến đâu thì dùng đến đó. Ở xã Châu Nhân, những nhà làm ruộng rươi nhiều, mỗi mùa rươi, phải đưa ra đồng cả tạ lưới đi giăng. Ảnh: Huy Thư
Sau khi giăng lưới trên ruộng cạn, bà con thường khiêng đất lấp kín chân lưới, đảm bảo lưới không bị nổi, hở khi nước sông dâng, rươi không thể ra ngoài. Ảnh: Huy Thư
Với những thửa ruộng bùn, sau khi đóng cọc, giăng lưới, bà con chỉ việc bốc bùn bịt chân lưới. Lưới khoanh rươi thường được người dân giăng trên ruộng tầm 2 - 3 tháng. Đầu vụ rươi, đưa lưới đi giăng, cuối vụ rươi thì thu lưới về cất. Ảnh: Huy Thư
Không chỉ đóng cọc đứng, một số hộ dân còn dựng cọc nghiêng đề phòng gió thổi tạt đổ lưới khi nước triều dâng cao, hay có mưa to gió mạnh. Ảnh: Huy Thư
Để chuẩn bị cho một mùa rươi bội thu, tranh thủ những ngày nắng ráo, người dân những xóm có rươi ở xã Châu Nhân đều tập trung ra ruộng để đắp bờ, kéo tướt, buộc dây chắc chắn... Ảnh: Huy Thư
Trung bình mỗi sào ruộng cần hơn 10 kg lưới. Giá lưới hiện tại từ 7.000 - 12.000 đồng/kg (tùy từng loại lưới). Với gần 50 ha ruộng rươi, hàng năm bà con xã Châu Nhân cũng phải đầu tư một khoản kinh phí lớn để mua sắm lưới giăng ruộng rươi. Hy vọng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, năm nay bà con các xã hạ lưu sông Lam huyện Hưng Nguyên sẽ trúng mùa rươi. Ảnh: Huy Thư
Ngày cao điểm rươi mọc đỏ ruộng, người dân xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) thu về cả chục triệu.
(Nguoixunghe) Không chỉ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, những người con xa quê của xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh tại các tỉnh phía Nam đã vận động, đóng góp được gần 1 tỷ đồng xây dựng quê hương.
Chỉ mới thành lập và hoạt động được hơn nửa năm nhưng CLB doanh nhân Hà Tĩnh phía Nam (HTEC) đã vận động được gần 2 tỷ đồng cho các chương trình xã hội từ thiện hướng về quê hương và thể hiện được vai trò gắn kết hội viên để chung tay cùng phát triển.
Doanh nhân Trần Toàn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BĐS Đại Phát vừa phối hợp cùng Công an TP. Thủ Đức tặng quà cho trẻ em bị mồ côi do dịch Covid 19 nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Thời tiết thuận lợi, hơn một tuần nay, ngư dân các xã: Cẩm Lộc, Cẩm Nhượng, thị trấn Thiên Cầm... của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bám biển vươn khơi, mang về hàng trăm tấn ruốc biển tươi ngon.
Cặp nhung nai được xem là "khủng" nhất trong làng nuôi hươu nai xứ Nghệ với trọng lượng gần 11kg vừa được gia đình anh Phạm Hồng Thái, thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai cắt bán trị giá gần 110 triệu đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển địa ốc BĐS Thuận Phát vừa được vinh danh “TOP 10 Thương Hiệu Xuất Sắc Châu Á – Aisa Excellnt Brand 2022”. Giải thưởng do Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Châu Á và Liên Hiệp Phát Triển Doanh Nghiệp Việt Nam trao tặng.
Dù kinh phí chương trình “Chuyến xe 0 đồng” - trao tặng 1.000 vé xe miễn phí cho sinh viên, người lao động nghèo lên đến hơn 1,8 tỷ đồng nhưng CLB Doanh nhân Hà Tĩnh phía Nam vẫn quyết tâm nỗ lực thực hiện để đồng bào nghèo quê hương được về quê đón tết Quý Mão 2023 bên gia đình.